Ngọc lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan có tên khoa học là Michelia Alba thuộc họ Magnoliacee. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu về trước. Hiện nay nước ta có khoảng 20 loài thuộc chi Ngọc lan, trong đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến ở trường học, công viên hay tại mỗi gia đình vì cây đẹp lại cho hoa thơm nồng.
1. Giới thiệu chung về cây Ngọc lan

- Tên thường gọi: Ngọc lan
- Tên gọi khác: Ngọc lan trắng, Sứ Ngọc lan
- Tên tiếng Anh: Champaca, Champak, Champac, Champa, Cempaka, Sampige hoặc Shamba
- Tên khoa học: Magnolia Alba (hoặc Michelia champaca L)
- Họ thực vật: Magnoliaceae (họ Mộc lan)
- Nguồn gốc: là cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, được du nhập và trồng ở nước ta từ rất lâu đời
2. Đặc điểm cây hoa Ngọc lan
▼ Đặc điểm hình thái cây Ngọc lan

- Đây là cây thân gỗ, cao to, cao từ 10-15 m, nếu được chăm sóc tốt thì có thể cao đến 20m
- Thân cây màu xám, nhánh non có lông ngắn bao phủ
- Lá Ngọc lan to, phiến lá hình bầu dục thon dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lớp lông tơ mịn. Khi non lá cây có màu xanh, khi già chuyển sang màu xanh đậm
- Hoa đơn mọc ở nách lá. Bao hoa gồm nhiều bộ phận không phân hoá thành đài và tràng, dài, hơi nhọn, xếp theo một đường xoắn ốc. Hoa có màu trắng hoặc vàng rất thơm, mỗi bông dài khoảng 3 cm ở chót một nhánh, có từ 10 – 12 cánh hoa. Cánh hoa xếp theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi.
- Quả của cây Ngọc lan kép hình chùy kéo dài, mỗi quả đại có 1 – 8 hạt.
▼ Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Ngọc lan

- Nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Cây Ngọc lan khó bứng và khó ghép cành. Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa sẽ phát triển nhanh, có tỷ lệ sống cao hơn cả
- Đây là cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần, có tốc độ sinh trưởng trung bình
- Phù hợp với đất nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ pH trung bình
- Cây mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000-2.000 mm/năm và rất phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Nam Bộ
3. Tác dụng của cây Ngọc lan

- Nó thường được trồng làm cây bóng mát trồng trong sân vườn, đường phố hay tạo cảnh quan cho các khu dân cư, khu đô thị, khuôn viên công viên, bệnh viện…
- Cây có nhiều lá xanh, hoa đẹp và hương thơm ngát giúp thanh lọc không khí, khiến cơ thể dễ chịu hơn, thư thái hơn
- Gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp
- Rễ cây có tác dụng thông kinh
- Vỏ thân cây điều trị sốt, kinh nguyệt không đều, bí đại tiện…
- Lá dùng để chữa trị các vết sưng tấy
- Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa…là nguyên liệu của ngành công nghiệp mỹ phẩm
- Trong y học cổ truyền thì hoa có tính ôn, vị hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế hòa khí. Đây là loài hoa chữa được rất nhiều bệnh như rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt, trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt,…
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ngọc lan
▼ Kỹ thuật gieo hạt hoa Ngọc lan

Cây được trồng theo nhiều cách khác nhau từ gieo hạt, giâm, chiết cành hay trồng bầu cây mua sẵn tại các cửa hàng bán cây cảnh.
Sau đây là cách gieo hạt:
- Nếu trồng bằng hạt thì trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước ấm khoảng 40-50 độ C và để nguội dần sau 12 giờ
- Sau khi ngâm cần đãi hết hạt lép bỏ đi rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm. Sau 3-5 ngày hạt sẽ nứt nanh, lấy hạt cho vào bầu ươm hoặc đem gieo vào các khay cát
- Lấp phủ một lớp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che (độ che bóng từ 60-75%)
- Sau 2- 3 ngày gieo khi hạt bắt đầu nảy mầm thì lấy bớt rơm rạ phủ trên bề mặt ra tránh làm tổn hại cây con
▼ Cách chăm sóc nuôi dưỡng Ngọc lan

- Đây là cây lâu năm nên cần được chăm sóc thường xuyên trong những năm đầu bằng cách phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm
- Bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng
- Khi cây Ngọc lan đã trưởng thành dù không cần chăm sóc nhiều cây con nhưng cũng phát triển mạnh mẽ
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 02466.823.663
Địa chỉ: Số 42, Ngõ 20 Phố Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
VPGD: 104H1 Thành Công – Ba Đình – HN
E-mail: thanhcongxanh@gmail.com